7 tuyển thủ Việt Nam từng xuất ngoại chơi bóng ra sao? Tháng ba 18, 2022 by admin Mục lục nội dung Toggle Lê Công Vinh (phải) từng được khoác áo Leixoes (Bồ Đào Nha) vào năm 2009. Đến năm 2013, anh thi đấu cho Consadole Sapporo và ghi được 2 bàn thắng sau 11 lần ra sân ở J2 League và Cúp Hoàng đế Nhật Bản. Cựu tuyển thủ Việt Nam chủ yếu được ra sân từ băng ghế dự bị. Ảnh: AFF. Đặng Văn Lâm là cầu thủ Việt Nam duy nhất gặt hái được thành công ở nước ngoài. Anh chiếm suất bắt chính, sắm vai trụ cột ở Muangthong United (Thái Lan). Anh gia nhập đội bóng này với phí chuyển nhượng hơn 16 triệu baht (khoảng 480.000 USD), mức lương 340.000 baht/tháng. Anh chơi cho Muangthong trong giai đoạn 2019-2021 và có 42 lần ra sân. Ảnh: Quang Thịnh.Tuyển Việt Nam: Thầy Park chủ quan, khó chồng khó3 trụ cột chia tay ĐT Việt Nam, thầy Park chọn ai để thay thế? Đây là bệ phóng để Văn Lâm chuyển sang khoác áo Cerezo Osaka, đội bóng đang chơi ở J1 League. Thủ môn này cần nỗ lực rất nhiều để chiếm suất bắt chính. Anh chỉ mới có 2 lần ra sân cho đội bóng Nhật Bản (ở AFC Champions League và Cúp Hoàng đế Nhật Bản). Ảnh: Cerezo Osaka. Nguyễn Công Phượng là cái tên hiếm hoi của bóng đá Việt Nam thi đấu ở 3 đội nước ngoài. Anh lần lượt khoác áo Mito Hollyhock (Nhật Bản), Incheon United (Hàn Quốc) và Sint Truidense (Bỉ). Tuy nhiên, chân sút này không để lại nhiều dấu ấn khi chủ yếu ra sân ở các trận đấu không quan trọng (tổng cộng 14 trận). Ảnh: Sint Truidense. Giống Công Phượng, Lương Xuân Trường cũng được chơi ở 3 đội bóng nước ngoài. Anh lần lượt khoác áo Incheon United, Gangwon (Hàn Quốc) và Buriram United (Thái Lan). Trong đó, anh thể hiện được nhiều nhất khi chơi cho Buriram với 9 trận đấu và một bàn thắng từ chấm đá phạt. Tuy nhiên, tiền vệ của HAGL không trụ lại được Buriram khi các ngoại binh của đội bóng này chất lượng hơn. Ảnh: Buriram. Tương tự 2 người đồng đội ở HAGL, Nguyễn Tuấn Anh cũng nhận nhiều kỳ vọng khi thi đấu cho Yokohama (Nhật Bản) dưới dạng cho mượn vào năm 2016. Tuy nhiên, anh cũng chỉ có đúng 2 lần ra sân ở Cúp Hoàng đế Nhật Bản và ghi được một bàn thắng. Ảnh: Yokohama. Trong số những cầu thủ Việt Nam xuất ngoại, Đoàn Văn Hậu có nhiều tiềm năng thành công nhất khi hội tụ các yếu tố trẻ, khỏe và có thể hình tốt. Tuy nhiên, thu hoạch lớn nhất của anh khi chuyển sang SC Heerenveen (Hà Lan) thi đấu chỉ là sự phát triển về cơ bắp. Văn Hậu chủ yếu được chơi cho đội trẻ và chỉ có 4 phút thi đấu cho đội một ở Cúp Quốc gia Hà Lan. Lúc này, một tuyển thủ Việt Nam đứng trước cơ hội xuất ngoại là Nguyễn Quang Hải. Anh sẽ hết hợp đồng với CLB Hà Nội vào ngày 12/4 và chưa đạt thỏa thuận gia hạn. Nhiều nguồn tin cho rằng tiền vệ này sẽ chuyển sang châu Âu thi đấu. Lê Công Vinh (phải) từng được khoác áo Leixoes (Bồ Đào Nha) vào năm 2009. Đến năm 2013, anh thi đấu cho Consadole Sapporo và ghi được 2 bàn thắng sau 11 lần ra sân ở J2 League và Cúp Hoàng đế Nhật Bản. Cựu tuyển thủ Việt Nam chủ yếu được ra sân từ băng ghế dự bị. Ảnh: AFF. Đặng Văn Lâm là cầu thủ Việt Nam duy nhất gặt hái được thành công ở nước ngoài. Anh chiếm suất bắt chính, sắm vai trụ cột ở Muangthong United (Thái Lan). Anh gia nhập đội bóng này với phí chuyển nhượng hơn 16 triệu baht (khoảng 480.000 USD), mức lương 340.000 baht/tháng. Anh chơi cho Muangthong trong giai đoạn 2019-2021 và có 42 lần ra sân. Ảnh: Quang Thịnh. Tuyển Việt Nam: Thầy Park chủ quan, khó chồng khó 3 trụ cột chia tay ĐT Việt Nam, thầy Park chọn ai để thay thế? Đây là bệ phóng để Văn Lâm chuyển sang khoác áo Cerezo Osaka, đội bóng đang chơi ở J1 League. Thủ môn này cần nỗ lực rất nhiều để chiếm suất bắt chính. Anh chỉ mới có 2 lần ra sân cho đội bóng Nhật Bản (ở AFC Champions League và Cúp Hoàng đế Nhật Bản). Ảnh: Cerezo Osaka. Nguyễn Công Phượng là cái tên hiếm hoi của bóng đá Việt Nam thi đấu ở 3 đội nước ngoài. Anh lần lượt khoác áo Mito Hollyhock (Nhật Bản), Incheon United (Hàn Quốc) và Sint Truidense (Bỉ). Tuy nhiên, chân sút này không để lại nhiều dấu ấn khi chủ yếu ra sân ở các trận đấu không quan trọng (tổng cộng 14 trận). Ảnh: Sint Truidense. Giống Công Phượng, Lương Xuân Trường cũng được chơi ở 3 đội bóng nước ngoài. Anh lần lượt khoác áo Incheon United, Gangwon (Hàn Quốc) và Buriram United (Thái Lan). Trong đó, anh thể hiện được nhiều nhất khi chơi cho Buriram với 9 trận đấu và một bàn thắng từ chấm đá phạt. Tuy nhiên, tiền vệ của HAGL không trụ lại được Buriram khi các ngoại binh của đội bóng này chất lượng hơn. Ảnh: Buriram. Tương tự 2 người đồng đội ở HAGL, Nguyễn Tuấn Anh cũng nhận nhiều kỳ vọng khi thi đấu cho Yokohama (Nhật Bản) dưới dạng cho mượn vào năm 2016. Tuy nhiên, anh cũng chỉ có đúng 2 lần ra sân ở Cúp Hoàng đế Nhật Bản và ghi được một bàn thắng. Ảnh: Yokohama. Trong số những cầu thủ Việt Nam xuất ngoại, Đoàn Văn Hậu có nhiều tiềm năng thành công nhất khi hội tụ các yếu tố trẻ, khỏe và có thể hình tốt. Tuy nhiên, thu hoạch lớn nhất của anh khi chuyển sang SC Heerenveen (Hà Lan) thi đấu chỉ là sự phát triển về cơ bắp. Văn Hậu chủ yếu được chơi cho đội trẻ và chỉ có 4 phút thi đấu cho đội một ở Cúp Quốc gia Hà Lan. Lúc này, một tuyển thủ Việt Nam đứng trước cơ hội xuất ngoại là Nguyễn Quang Hải. Anh sẽ hết hợp đồng với CLB Hà Nội vào ngày 12/4 và chưa đạt thỏa thuận gia hạn. Nhiều nguồn tin cho rằng tiền vệ này sẽ chuyển sang châu Âu thi đấu. Nguyên Khang – Zing.vn | 19:15 18/03/2022