Bóng đá Trung Quốc bị cảnh báo vì nợ lương cầu thủ Tháng bảy 9, 2022 by admin Mục lục nội dung ToggleDựa trên mức độ gia tăng các vụ kiện tụng về hợp đồng và nợ lương cầu thủ, FIFPro khuyến cáo các cầu thủ chuyên nghiệp trên thế giới nên hạn chế việc chuyển đến thi đấu cho 7 quốc gia trên thế giới. Hai nền bóng đá ở châu Á gồm Trung Quốc và Saudi Arabia nằm trong danh sách được FIFPro cảnh báo đến giới cầu thủ.“Chúng tôi khuyến cáo các cầu thủ không nên ký hợp đồng với các câu lạc bộ ở Algeria, Trung Quốc, Hy Lạp (Super League 2), Libya, Romania, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ vì những vi phạm hợp đồng có hệ thống và phổ biến ở các quốc gia đó”, thông báo trên trang chủ FIFPro có đoạn viết.Lỗ hổng khiến bóng đá Trung Quốc thất bạiBóng đá Trung Quốc vỡ mộng nâng tầm cầu thủ trẻFIFPro cho biết các CLB Trung Quốc thường xuyên dính vào các vụ kiện không trả lương cho cầu thủ trong vài năm trở lại đây. Nhiều đội bóng chuyên nghiệp ở Chinese Super League bị giải thể hoặc giáng xuống các hạng đấu thấp hơn vì phá sản trong thời gian qua.Hồi tháng 4, nhiều cựu cầu thủ Jiangsu FC gửi thông điệp lên mạng xã hội muốn tập đoàn Suning thanh toán tiền lương cho mình và các đồng đội. Cựu cầu thủ Yang Jiawei tuyên bố cho dù Jiangsu bị giải thể hơn một năm, tập đoàn Suning vẫn chưa thanh toán hết lương và thưởng còn nợ các cầu thủ và nhân viên từng làm việc cho đội.Nhiều CLB ở Saudi Arabia cũng vướng vào vụ kiện nợ lương với các cầu thủ. Ngoại trừ vài đội bóng như Al Hilal hay Al-Shabab luôn có nền tảng tài chính vững vàng, những CLB trung bình yếu hoặc chơi ở các hạng đấu thấp hơn của bóng đá Saudi Arabia thường nợ lương cầu thủ.FIFPro cũng cảnh báo các cầu thủ không nên đến Libya chơi bóng, vì các CLB ở đây thường từ chối cung cấp các giấy tờ chuyển nhượng liên quan để cầu thủ rời đi. Giải VĐQG Libya (Libyan Premier League) cũng chứng kiến nhiều vụ kiện của các cầu thủ trong thời gian qua.Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Algeria. FIFPro cho biết nhiều CLB của quốc gia châu Phi này thường nợ lương cầu thủ trong thời gian dài và gây khó khăn khi các ngoại binh muốn chấm dứt hợp đồng để rời đi theo dạng tự do.Tại Super League 2 (hạng đấu cao thứ hai của bóng đá Hy Lạp), các CLB thường xuyên phải đóng cửa trong bối cảnh cầu thủ không đòi được nợ. Trong hai năm qua, Hy Lạp là nền bóng đá có số lượng cầu thủ tìm kiếm hỗ trợ từ FIFA nhiều nhất trên thế giới.Tại Romania, nhiều CLB vi phạm hợp đồng với cầu thủ khi từ chối trả lương trong thời gian dài và mang tính hệ thống. Số lượng CLB ở Romania tuyên bố phá sản và không trả được nợ cho cầu thủ ngày càng tăng trong thời gian qua.Ở Thổ Nhĩ Kỳ tình trạng cũng xảy ra tương tự, ngay cả với các CLB hàng đầu nền bóng đá. Hồi đầu năm, Mesut Ozil được cho là bị Fenerbahce nợ lương trong thời gian dài, dẫn đến phản ứng từ cầu thủ. Tại các hạng đấu thấp hơn của Thổ Nhĩ Kỳ, tình trạng nợ lương cầu thủ cũng khá phổ biến. Dựa trên mức độ gia tăng các vụ kiện tụng về hợp đồng và nợ lương cầu thủ, FIFPro khuyến cáo các cầu thủ chuyên nghiệp trên thế giới nên hạn chế việc chuyển đến thi đấu cho 7 quốc gia trên thế giới. Hai nền bóng đá ở châu Á gồm Trung Quốc và Saudi Arabia nằm trong danh sách được FIFPro cảnh báo đến giới cầu thủ. “Chúng tôi khuyến cáo các cầu thủ không nên ký hợp đồng với các câu lạc bộ ở Algeria, Trung Quốc, Hy Lạp (Super League 2), Libya, Romania, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ vì những vi phạm hợp đồng có hệ thống và phổ biến ở các quốc gia đó”, thông báo trên trang chủ FIFPro có đoạn viết. Lỗ hổng khiến bóng đá Trung Quốc thất bại Bóng đá Trung Quốc vỡ mộng nâng tầm cầu thủ trẻ FIFPro cho biết các CLB Trung Quốc thường xuyên dính vào các vụ kiện không trả lương cho cầu thủ trong vài năm trở lại đây. Nhiều đội bóng chuyên nghiệp ở Chinese Super League bị giải thể hoặc giáng xuống các hạng đấu thấp hơn vì phá sản trong thời gian qua. Hồi tháng 4, nhiều cựu cầu thủ Jiangsu FC gửi thông điệp lên mạng xã hội muốn tập đoàn Suning thanh toán tiền lương cho mình và các đồng đội. Cựu cầu thủ Yang Jiawei tuyên bố cho dù Jiangsu bị giải thể hơn một năm, tập đoàn Suning vẫn chưa thanh toán hết lương và thưởng còn nợ các cầu thủ và nhân viên từng làm việc cho đội. Nhiều CLB ở Saudi Arabia cũng vướng vào vụ kiện nợ lương với các cầu thủ. Ngoại trừ vài đội bóng như Al Hilal hay Al-Shabab luôn có nền tảng tài chính vững vàng, những CLB trung bình yếu hoặc chơi ở các hạng đấu thấp hơn của bóng đá Saudi Arabia thường nợ lương cầu thủ. FIFPro cũng cảnh báo các cầu thủ không nên đến Libya chơi bóng, vì các CLB ở đây thường từ chối cung cấp các giấy tờ chuyển nhượng liên quan để cầu thủ rời đi. Giải VĐQG Libya (Libyan Premier League) cũng chứng kiến nhiều vụ kiện của các cầu thủ trong thời gian qua. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Algeria. FIFPro cho biết nhiều CLB của quốc gia châu Phi này thường nợ lương cầu thủ trong thời gian dài và gây khó khăn khi các ngoại binh muốn chấm dứt hợp đồng để rời đi theo dạng tự do. Tại Super League 2 (hạng đấu cao thứ hai của bóng đá Hy Lạp), các CLB thường xuyên phải đóng cửa trong bối cảnh cầu thủ không đòi được nợ. Trong hai năm qua, Hy Lạp là nền bóng đá có số lượng cầu thủ tìm kiếm hỗ trợ từ FIFA nhiều nhất trên thế giới. Tại Romania, nhiều CLB vi phạm hợp đồng với cầu thủ khi từ chối trả lương trong thời gian dài và mang tính hệ thống. Số lượng CLB ở Romania tuyên bố phá sản và không trả được nợ cho cầu thủ ngày càng tăng trong thời gian qua. Ở Thổ Nhĩ Kỳ tình trạng cũng xảy ra tương tự, ngay cả với các CLB hàng đầu nền bóng đá. Hồi đầu năm, Mesut Ozil được cho là bị Fenerbahce nợ lương trong thời gian dài, dẫn đến phản ứng từ cầu thủ. Tại các hạng đấu thấp hơn của Thổ Nhĩ Kỳ, tình trạng nợ lương cầu thủ cũng khá phổ biến. Tường Linh – Zing.vn | 19:18 09/07/2022