Sứ Giả Hòa Bình Didier Drogba: Dùng Bóng đá Hàn Gắn đất Nước 6224b5dbf13ef.jpeg

Sứ giả hòa bình Didier Drogba: Dùng bóng đá hàn gắn đất nước

 

Những khoảnh khắc ấn tượng của Drogba ở Chelsea

Năm 2011, Didier Drogba đã được trao giải thưởng nhân đạo sau khi cố gắng giúp chữa lành vết thương của cuộc nội chiến thứ hai ở quê hương mình. Drogba nói về nỗ lực của mình: “Nếu tôi không lạc quan, tôi sẽ không ở đây. Chúng tôi muốn hòa bình kéo dài chứ không chỉ là lời nói, và điều quan trọng là sau tình huống này, mọi người có thể ngồi lại với nhau, nói chuyện và suy nghĩ về lý do tại sao chúng tôi lại đi đến một cuộc nội chiến.”

Bóng đá là yếu tố góp công lớn trong việc xóa bỏ hận thù ở đất nước này. Năm 2007, Drogba đã đề nghị trận đấu với Madagascar ở vòng loại AFCON 2008 đến Bouake, đại bản doanh của quân nổi dậy phía bắc. Hơn 1 năm trước đó, Drogba và các đồng đội quỳ gối trong phòng thay đồ ngay sau khi đội tuyển quốc gia vượt qua vòng loại World Cup, chiếu trực tiếp trên truyền hình, cầu xin các phe ngồi lại nói chuyện.

c - Bóng Đá

 Drogba mong đợi hòa bình cho đất nước.

Drogba nói: “Chúng tôi vừa đủ điều kiện tham dự World Cup. Và tất cả các cầu thủ chỉ muốn 1 điều – Bờ Biển Ngà đoàn kết. Đất nước bị chia đôi, nhưng chúng tôi đang kêu gọi mọi người trong nước. Khi Bờ Biển Ngà thi đấu, đất nước đoàn kết. Những người bình thường không nói chuyện với nhau, khi có bàn thắng, họ cùng nhau ăn mừng. Chúng tôi đã cố gắng gửi thông điệp đến các chính trị gia của chúng tôi để ngồi xuống và nói chuyện và cố gắng tìm ra một số giải pháp.”

“Tôi biết rằng chúng tôi có thể mang nhiều người đến với nhau. Hơn cả các chính trị gia. Đất nước bị chia rẽ vì các chính trị gia; chúng tôi đang chơi bóng, chúng tôi đang chạy sau một quả bóng, và chúng tôi đã cố gắng gắn kết mọi người lại với nhau.”

Drogba sinh ra ở Abidjan và lớn lên một phần dưới sự chăm sóc của người chú mình, một cầu thủ bóng đá khi đó đang chơi ở giải hạng dưới Pháp. Drogba cũng bắt đầu sự nghiệp ở đất nước này, khoác áo Le Mans, Guingamp và Marseille trước khi vượt qua eo biển Manche để đến Chelsea. Với những đóng góp khổng lồ cho đội tuyển và thành công khi thi đấu đỉnh cao, Drogba là nhân vật nổi tiếng nhất thể thao Bờ Biển Ngà.

Drogba nói trong một bộ phim tài liệu của BBC do Christian Purslow, cựu giám đốc điều hành của Liverpool, thực hiện: “Mọi người muốn nói, ‘Didier đang tham gia chính trị, rằng điều này quá phức tạp đối với anh ấy’. Nhưng không phải, không phải. Đó chỉ là một đứa trẻ đến từ Côte d’Ivoire muốn giúp đỡ đất nước của mình. Tôi không phải là một chính trị gia, tôi sẽ không bao giờ như vậy. Nhưng nếu tôi có thể giúp đất nước của mình, tôi sẽ làm bất cứ điều gì.”

c - Bóng Đá

 Drogba chủ động xin tổ chức trận đấu ở gần quân nổi dậy.

“Tôi không ở đây để phán xét cựu tổng thống hay tân tổng thống. Điều duy nhất tôi có thể nói là người dân đã phải gánh chịu rất nhiều thiệt hại. Rất nhiều người đã thiệt mạng. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần phải lên tiếng. Tôi đã phải chịu đựng cuộc chiến này nhưng tôi có thể dễ dàng nói trước công chúng, ‘Làng của tôi đã bị tấn công’ hoặc ‘Người này trong gia đình tôi đã chết’. Nhưng còn những người khác thì sao? Những người khác không thể lên tiếng. Tất cả đều đau khổ.”

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của Drogba và các đồng đội, Bờ Biển Ngà ký thỏa thuận hòa bình vào năm 2007 và tạm thời kết thúc nội chiến. Những nỗ lực của Drogba vẫn được coi trọng cho đến hiện tại, như một tấm gương sáng cho thấy thể thao có thể hàn gắn những bất hòa như thế nào.

(Theo Independent)

Thanh Vũ | 18:53 06/03/2022